Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng: Truyền thống, Nhật, Cháo Xay

Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng: Truyền thống, Nhật, Cháo Xay

08/10/2023 Đăng bởi: Nguyen Ly

Một chiếc 80 Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng (Truyền thống, Nhật, Cháo Xay) Tâm huyết cho các mẹ đây ạ.

Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm vào 7 tháng

  • Nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất với trẻ dưới 1 tuổi. Do đó, các mẹ không nên cho trẻ bỏ bú hoàn toàn, hãy tiếp tục cho trẻ bú từ 600-800ml sữa mỗi ngày.
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuy rất đa dạng nhưng ba mẹ vẫn nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều trứng, thịt, cá,... để tránh tình trạng gan và thận của bé phải làm việc quá tải. 
  • Khi chế biến đồ ăn cho trẻ, ba mẹ hãy cố gắng giữ lại vị nguyên bản của các món ăn, không nên cho thêm các loại gia vị.
  • Điều này sẽ giúp bé thưởng thức được trọn vẹn hương vị thức ăn, đồng thời giúp bé phát triển vị giác và tập thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe.
  • 70ml nước với 10g gạo là quy tắc chuẩn nhất để nấu cháo trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng.
  • Ba mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất béo cho trẻ trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng (cần cân bằng chất béo thực vật và chất béo động vật). Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lạm dụng nhóm chất này.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, mẹ không nên cho trẻ bỏ bú hoàn toàn

  • Đảm bảo xây dựng thực đơn đa dạng và đầy đủ các nhóm thức ăn giữa 4 nhóm chất chính:

    +  Đường hỗ trợ chuyển hóa các chất trong cơ thể và cung cấp năng lượng; 

    + Đạm tạo cơ bắp và tăng đề kháng cho bé; 

    + Chất béo cung cấp môi trường hòa tan cho vitamin A, D, K, E và dự trữ năng lượng;

    + Chất xơ, vitamin và khoáng chất hỗ trợ chuyển hóa các dưỡng chất và giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Nhóm thực phẩm cần bổ sung

Các loại thực phẩm tương ứng

Rau

Súp lơ trắng, bông cải xanh, bí ngô, rau chân vịt, măng tây, bắp cải, đậu xanh, bơ, cải xoăn,...và các món súp rau củ cho bé

Trái cây

Dâu tây, đào,các món ăn dặm từ táo, dưa,...

Tinh bột

Bột ngô, bánh khoai lang cho bé ăn dặm, bánh mì, ngũ cốc yến mạch, khoai tây, cháo bánh mì cho bé ăn dặm, gạo,...

Protein (đạm)

Trứng, súp gà cho bé, cháo thịt heo cho bé, cháo cá thu cho bé, đậu phụ, cháo đậu gà cho bé,...

Bơ sữa

Sữa chua tiệt trùng nguyên béo không chứa mật ong hay đường nhân tạo

  • Lượng thức ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng phải phù hợp với cân nặng của bé. Không nên ép bé ăn quá nhiều hay để bé ăn quá no dẫn đến tình trạng bé chán ăn, lười ăn.
  • Theo WHO, bên cạnh 700-800ml sữa mẹ/sữa công thức, ba mẹ cần duy trì cho bé ăn từ 2-3 bữa chính/ngày. Bên cạnh đó, để bé tăng cảm giác thèm ăn, mẹ cũng cần thường xuyên thay đổi món ngon cho bé (tuân thủ nguyên tắc thử dị ứng đồ ăn). 
  • Sau 7h tối, mẹ nên cho bé uống sữa, tránh trẻ bị đói khi về đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ của bé.
  • Đôi khi để thay đổi khẩu vị, ba mẹ có thể bổ sung thêm các món luộc nhừ một chút vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng để bé dần làm quen với đồ ăn và tập cầm, nắm, mút thức ă

Mẹ lưu về tham khảo cách chế biến nhé.
1. CHÁO:

- Hầm riêng ăn nguyên ngày

- Chọn chế độ nấu cháo 1.5h, cháo vừa ngon sánh mịn

2. THỊT, CÁ, TÔM...

- Sơ chế làm sạch, xay nhỏ với máy xay ăn dặm

- Thịt gà ác , bồ câu , chim , xương , sườn heo… hầm lâu cho ngọt nước.

- Cá, bò, ếch, lươn không cần hầm lâu

- Bò, nạc heo, ếch , ức gà … các loại thịt có thớ dai nếu bé ăn vào hay nhã bã, hay oẹ nên xay nhuyễn rồi nấu sau. Cách này khi nấu xong thì rất mềm, cháo rất mịn nhuyễn, con ăn ngon miệng hơn

3. RAU, CỦ...:

- Rau củ thái nhỏ hoặc xay, gần chín tới mới cho vào để giữ chất dinh dưỡng và độ tươi xanh

- Củ cho hầm với thịt cho ngọt nước

- Những rau chùm ngây, rau ngót xay sống với nước chắt lấy cốt, khi hâm cháo lên cho vào cuối cùng. Cách này cháo tươi xanh thơm ngon hơn.

4. HẠT:

- Tất cả các loại hạt đều có thể hầm cháo, chất dinh dưỡng trong hạt tốt gấp 10 lần các loại rau củ.

- Hạt tuỳ loại hầm nhừ cùng rau củ thịt, có loại chỉ ngâm rồi xay ra vắt lấy cốt và trộn cùng cháo

✳️ Cách ngâm hạt:

=> Nhóm hạt cứng : Hạnh nhân, hạt sen, đậu hà lan, đậu gà, đậu cúc, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh có vỏ, đậu ngự… ngâm qua đêm!

=> Nhóm hạt béo mềm: Hạt bí, hạt điều, óc chó ngâm 30 phút, hạt điều sữa và macca không cần phải ngâm (vì hạt đấy thân trắng bột khi ngâm sẽ ra bã)

=> Nhóm hạt thô xơ : Quinoa, kê, lăng đỏ, lăng xanh, đậu xanh cả vỏ thời gian ngâm tầm 30 - 50 phút

5. LƯU Ý:

- Tách vỏ các loại hạt khi hầm chung như đậu gà, đậu hà lan, đậu cúc, đậu xanh, lăng xanh (vì vỏ cứng bé ăn vào sẽ dễ nôn)

- Xay với ít nước, chắt lấy nước cốt, bỏ bã. Phần bã cho vào sau cùng khi hầm thịt, củ gần chín để tránh mất chất mà cháo cẫn ngon béo đậm đà. Áp dụng với các hạt béo như hạnh nhân, điều, óc chó, macca, hạt bí, mè đen,...

- Bé dưới 1 tuổi không nêm gia vị, chỉ thêm vài giọt dầu ăn phù hợp với món cháo

- Tăng dần độ thô cho bé khi bé lớn tháng hơn



Gửi bình luận của bạn:
Gọi ngay
popup

Số lượng:

Tổng tiền: